Ông Phạm Xuân Nguyên nhiều lần gọi Chu Giang là phê bình chỉ điểm. Quả có như thế. Vì sáng 30-10-2016, tại Đại hội chuyên ngành văn Hội Nhà văn Hà Nội, Chu Giang đã nói thẳng với ông Phạm Xuân Nguyên hôm đó đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, trên Chủ tịch đoàn điều hành Đại hội, rằng mọi hoạt động của ông Phạm Xuân Nguyên trong nhiệm kỳ vừa qua là đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của Hội. Ông nấn ná kéo dài thời gian không chịu tổ chức Đại hội cuối nhiệm kỳ. Ông mị dân lôi kéo bè cánh. Trong nhiệm kỳ này, ông kết nạp thêm 55 hội viên. Có người đang nằm viện được ông thông báo kết nạp, đã vui mừng lập tức khỏi bệnh. Ở Đại hội, ca ngợi, bênh vực ông hết lời. Ông dùng quỹ sáng tác để vận động “sáng tác”. Lĩnh tiền hỗ trợ sáng tác xong được ông mời ở lại gặp gỡ, trừ một vài người mà ông thấy không lôi kéo được…



ĐÁP LỜI BẠN PHÊ BÌNH
(Gửi bạn Kiều Mai Sơn)

CHU GIANG

Để tỏ lòng thành một cách thiết thực, Chu Giang xin sửa chữa ngay những sai sót trong Luận chiến văn chương Q.IV mà bạn Kiều Mai Sơn đã chỉ giáo:
1/ Mốc người Pháp đô hộ: Sử liệu thông thường ghi năm 1858. Thực ra 1858 là năm Pháp đánh vào Đà Nẵng lần thứhai. Lần đầu năm 1847, Pháp bắn chìm các chiến thuyền của nhà Nguyễn (thời vua Thiệu Trị), cũng tại Đà Nẵng. Mốc đô hộ chính thức có lẽ là sau Hiệp ước 1862, Pháp chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ, nhà Nguyễn chịu đầu hàng. Sự kiện 1847 dẫn theo Nước Đại Nam… của Tsu-bôi, tác giả Nhật Bản.
Chu Giang suy luận nếu lấy 1858 làm mốc (Pháp gây hấn) thì 1847 cũng là một mốc. Nhưng để bạn Kiều Mai Sơn quen với sử liệu thông thường, Chu Giang xin sửa lại mốc 1858.
2/ Hoàng Tích Chù: Do sai lỗi mo-rát (sửa bản in chưa kỹ), nay tiếp thu, xin sửa lại là Hoàng Tích Chu.
3/ Sự biến năm 1916: Vua Thành Thái xin sửa lại là vua Duy Tân. Đây cũng là lỗi do bệnh nghề nghiệp của những người sửa bản in thử: chữ in sai mà cứđọc thành đúng, là do đọc sửa nhiều, mắt bị mỏi, lúc ấy ý nghĩ lại hiện ra thành đúng. Chu Giang xuất thân là người sửa bản in thử (sửa bông bài) ở nhà xuất bản.
4/ Về cụ Nguyễn Văn Tố, do tin vào trí nhớ, không tra cứu kỹ, nay xin sửa lại như chỉ giáo của bạn: Cụ Nguyễn Văn Tố nguyên Chủtịch Quốc hội… Khi hy sinh, Cụ đương chức Bộ trưởng Không bộ (có tài liệu nói Bộ trưởng Bộ Cứu tế. Xin sẽ xem lại).
5/ Lò vôi thế kỷ: Tư liệu do nhà văn Phạm Phát cho. Chu Giang ghi nhầm. Xin sửa lại theo bạn.
6/ Tứlong Quỳnh - Vĩnh - Tốn - Tố: Xin sửa lại là “Bộ tứQuỳnh - Vĩnh - Tốn - Tố”… Còn long hay hổ xin dành cho bạn đọc.
7/ Câu của Phạm Trọng Yêm: Xin sửa lại: Phạm Trọng Yêm, danh nho bên Tàu thời xưa nói đại ý: Kẻ sĩ lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ cho dễ hiểu.
8/ Xin bỏ điển cố Tả Khâu Minh và Bệnh Tả truyện bằng đoạn văn sau: Theo phương châm học ở trường, học ở sách vở, học ở nhân dân (Hồ Chí Minh), hoặc theo tấm gương tự học của Maxim Gorky (Nga).
9/ Ngũ qui, ngũ giới là Chu Giang tự luận thôi, không theo sách vở chính kinh nào. Nghĩ rằng qui tất cả mà không qui về mình thì chỉ là nói suông. Xin sửa lại đoạn văn này: Qui Hồ Chí Minh. Cụ Hồ tiếp thu đủtinh hoa Nho - Phật… nên qui theo Cụ cũng đủ.
10/ Chu Giang chưa biết Tiến sĩ B.T.H, nên xin được tham khảo gợi ý của bạn.

Về Nho, Phật, Chu Giang chỉ được học mót nên chỉ nhớ được của Khổng Tử hai câu: Ngộ đạo nhất dĩ quán chi; Vật có đầu có cuối, Việc có trước có sau. Một câu không nhớ tác giả: Tri túc thường túc chung thân bất nhục (bạn Ngô Vĩnh Bình thường đọc cho nghe và giảng nghĩa). Một câu nữa của Phạm Trọng Yêm như vừa sửa lại theo sự chỉ bảo của bạn. Cũng để xem các nhà văn kẻ sĩ như Chu Tiến sĩ nói, họ đang nghĩ thế nào. Về Phật giáo thì mới thực hành được Giới thứ nhất trong 7 năm nay, Giới thứ năm trong 10 năm nay. Có mấy thức thì lâu hơn như thuốc lá thuốc lào, ba bốn mươi năm nay không dùng. Thấy không thiệt thòi gì mà lợi lạc hơn lên. Nhưng không dám và không nên nói nhiều. Vì Phật giáo trọng sự thực hành. Ai tu tập người nấy chóng đắc, mong bạn hiểu cho. Còn sự nói thì tùy bạn. Người chỉ ra cái sai của ta là thầy ta. Mong bạn Kiều Mai Sơn nhận cho Chu Giang điều đó với lòng biết ơn chân thành.
Tôi rất cảm kích bởi hai lần, ở đầu và cuối bài, bạn viết: “Chẳng hiểu sao, gần đây, cứai nhắc đến Chu Giang - Nguyễn Văn Lưu là tôi lại gật gù nhớ đến câu thơ của Tố Hữu: “mắt sáng quắc, tay xanh lòe mã tấu”. Bây giờ người ta đang có mốt lãng quên xa lánh Tố Hữu! Nhưng dễ hiểu lắm bạn ạ. Thực ra, bạn đã làm phong phú thêm sự hình dung về Chu Giang - Nguyễn Văn Lưu. Vì trước bạn, đã có nhiều người nói thế. Xin được dẫn ra một số:
- Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, trong Hồi ký, gọi Nguyễn Văn Lưu là thợ đánh.
- Giáo sư Trần Đình Sử, khi bảo vệ cho Luận văn “Vị trí của kẻ bên lề…”, có ý ám chỉ Chu Giang - Nguyễn Văn Lưu là phê bình kiểm dịch.
- Ông Phạm Xuân Nguyên gọi Chu Giang là phê bình chỉ điểm.
- Trước nữa, Phạm Thị Hoài có ý xếp Chu Giang vào “đội hành quyết của báo Nhân Dân” và gần đây, nhân chuyện Luận văn của Nhã Thuyên, gọi Chu Giang là phê bình tuyên giáo, tuyên huấn…
- Tuy câu chữ có khác nhau nhưng cách hình dung của bạn rất giống, rất thống nhất với các vị dẫn trên.
- Những cách hình dung, cách gọi trên có phản ánh đúng thực chất sự việc không, đấy mới là điều quan trọng nhất. Ông Nguyễn Hiến Lê, bằng kinh nghiệm sống của mình đã nói rằng không có nghề nghiệp cao cả hay thấp hèn. Chỉ có việc làm và người làm như thế nào thôi. Đánh thuê và thuê đánh đều là phản nhân văn. Còn tự nguyện đánh vào cái phản nhân văn lại là tốt, là quyền tự vệ chính đáng. Trò chuyện hành lang hay lúc trà dư tửu hậu về phê bình văn học, nói đánh là thông thường. Nhưng chính thức trên giấy trắng mực đen mà viết như thế là càn rỡ xàm bậy. Đấy là thợ đánh, đấy là bị đánh. Thì đâu là thuê đánh? Viết như thế vừa phản khoa học, vừa là cả vú thầy cô lấp miệng học trò, có nên tán tụng hay không?
Cứcho là đánh, thì sự đánh đó có xác đáng hay không? Nguyễn Huy Thiệp nôn mửa vào cuộc chiến tranh ấy (chống Mỹ, cứu nước), nói hầu hết các nhà thơ trong Hội Nhà văn Việt Nam là chập cheng, dở hơi, lưu manh vô học… thì có đáng đánh lại không? Trong rất nhiều của GS. Nguyễn Đăng Mạnh, chỉ xin nêu lên ba trường hợp:
- Xuyên tạc, bịa đặt từ Hồi ký của Tô Hoài để “hạ bệ” Hồ Chí Minh.
- Bịa chuyện để bỉ báng Tố Hữu.
Hai trường hợp trên là ở Hồi ký, được dẫn giải đầy đủtrong Về Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh. Tạp chí Hồn Việt, tháng 12- 2008, in lại trong Luận chiến văn chương, Q.II. Văn học - 2012.
- Ngạo mạn ngầm nhận là Văn sư tử, còn lại (trừ số đồng thanh khí) hầu hết nhà văn Việt Nam hiện đại là Văn cầy cáo. Có thể nói như thế vì luận điểm trên của nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh in trong phần Tự bạch của Kỷ yếu Hội Nhà văn Việt Nam, đã in thành sách mấy lần. Tựa sách là Nhà văn Việt Nam hiện đại. Bản gần nhất do NXB Hội Nhà văn in năm 2015. Phần này được bình luận chi tiết trong Luận chiến văn chương Q.IV. Văn học, 2017. Có một chi tiết đáng ngẫm nghĩ: Các học trò của GS. Nguyễn Đăng Mạnh - những người biên soạn biên tập Nhà văn Việt Nam hiện đại - đã chơi khăm thầy một vố khá đau. Cũng như một học trò yêu khác, Đỗ Tiến sĩ, đã tung Hồi ký của thầy lên mạng, phơi thầy ra giữa bàn dân thiên hạ. Nói như thế để GS. Nguyễn Đăng Mạnh đừng quá chủquan về cái văn sư tử của mình.
Ngay sau Hội nghị Tam Đảo (tháng 6-2013), GS.TS Trần Đình Sử, nguyên Trưởng khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội, đã lên mạng bênh vực cho qui trình đào tạo Luận văn Vị trí kẻ bên lề dưới góc nhìn văn hóa, có ý xếp Chu Giang vào phê bình kiểm dịch. Chu Giang mượn ngay cách đó của GS. Sử để kiểm dịch GS và bản Luận văn trên. Luận văn bị thu hồi. Học vị đã trao phải hủy bỏ. Như vậy, phê bình kiểm dịch của Chu Giang là đúng.
Nếu kiểm dịch rộng hơn về GS. Trần Đình Sử thì thấy đầu những năm 80 ông hết lời ca ngợi văn học cách mạng, xem việc đưa chính trị vào văn học, chính trị hóa văn học là thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam, cũng là thành tựu của văn học xã hội chủnghĩa thế giới (Một thời đại văn học mới. NXB Văn học - 1987), hết lời ca ngợi Tố Hữu, xem Thơ Tố Hữu đã trở thành thơ dân tộc (Thi pháp thơ Tố Hữu - 1987)… đến nay ông lại xem văn học cách mạng 1945 - 1975 là “văn học đồng phục”, xem thành tựu của 30 năm đổi mới lý luận văn học là làm cho lý luận Nhà nước mất thiêng. Tố Hữu là người đứng đầu lý luận văn học Nhà nước trên cương vị nhiều năm là Trưởng ban Tuyên giáo T.W. Rồi ngoại biên và trung tâm đổi chỗ cho nhau trong văn học nếu xem từ 1930 trở lại đây, rằng lý luận văn học chỉ phát triển được ở trên đường biên, ở trung tâm bao giờ cũng xơ cứng (Trên đường biên của lý luận văn học - 2016). Đây chính làtiêu biểu cho kiểu tư duy lý luận “… đạo… bất nhất quán chi)! Tức là tư duy theo thời tiết thời cuộc, không phải theo logic khoa học. Nói thẳng ra là như thế.
Ông Phạm Xuân Nguyên nhiều lần gọi Chu Giang là phê bình chỉ điểm. Quả có như thế. Vì sáng 30-10-2016, tại Đại hội chuyên ngành văn Hội Nhà văn Hà Nội, Chu Giang đã nói thẳng với ông Phạm Xuân Nguyên hôm đó đang là Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, trên Chủ tịch đoàn điều hành Đại hội, rằng mọi hoạt động của ông Phạm Xuân Nguyên trong nhiệm kỳ vừa qua là đi ngược lại tôn chỉ, mục đích của Hội. Ông nấn ná kéo dài thời gian không chịu tổ chức Đại hội cuối nhiệm kỳ. Ông mị dân lôi kéo bè cánh. Trong nhiệm kỳ này, ông kết nạp thêm 55 hội viên. Có người đang nằm viện được ông thông báo kết nạp, đã vui mừng lập tức khỏi bệnh. Ở Đại hội, ca ngợi, bênh vực ông hết lời. Ông dùng quỹ sáng tác để vận động “sáng tác”. Lĩnh tiền hỗ trợ sáng tác xong được ông mời ở lại gặp gỡ, trừ một vài người mà ông thấy không lôi kéo được…
Ông Phạm Xuân Nguyên đã tự viết đơn xin ra khỏi Hội Nhà văn Hà Nội. Rất hay nhưng quá muộn. Không nên bắt cá hai tay. Nó chứng tỏ, nếu Chu Giang chỉ điểm, thì chỉ rất đúng điểm. Chỉ cho đúng điểm cần phải giải quyết là vấn đề cốt tử của loài người từ khi biết săn bắn, trồng trọt đến nay. Trong xã hội hiện đại càng là vấn đề sống còn, trên mọi lĩnh vực đời sống. Từ đường kim mũi chỉ, phẫu thuật nội soi cho, phóng tên lửa hay tàu vũ trụ, đến cầm tay lái ô tô xe máy. Nếu không đi đúng đường thì phiền lắm.
Chu Giang không băn khoăn gì về hình ảnh liên tưởng của bạn Kiều Mai Sơn cũng như những hỗn danh mà nhiều vị khác đã ban cho. Mỗi lần có sự như thế, Chu Giang lại tự xem lại việc làm của mình. Nếu sai thì sửa lại và có lời cảm ơn về sự chỉ giáo. Nếu không sai thì cũng cố gắng lên. Nếu sự điểm huyệt của mình mà đúng tất đối tượng sẽ giãy nảy lên. Đó là phản xạ rất tự nhiên. Và sau đó, thì hết giãy. Thế thì phê bình văn học cũng nên tham khảo khoa châm cứu của y học cổ truyền phương Đông.
Dù có sĩ diện đến đâu cũng phải nhận rằng “đánh” đúng, kiểm dịch đúng, chỉ điểm đúng thì chỉ có lợi cho tất cả. Riêng mình chịu tiếng dữ mà mọi người được lợi lạc thì dữ sẽ hóa lành, có gì mà buồn, phải không, bạn Kiều Mai Sơn!
                                               Hà Nội, mùa đông 2017



Nguồn: Báo Văn Nghệ TPHCM số ra ngày 21-12-2017