Chủ đề ca ngợi hòa bình, phản đối chiến tranh của tác phẩm chân thực đến nghiệt ngã này không hợp khẩu vị nhà cầm quyền Đức lúc ấy. Những kẻ bảo thủ giận giữ vì thái độ anh hùng hóa của tác giả đối với những người lính đảo ngũ. Cũng vào thời điểm đó Hitler đang tập hợp lực lượng. Hitler tuyên bố Erich Remarque là người Pháp gốc Do Thái tên là Kramer ( đọc ngược mấy chữ Remarque). Erich Remarque khẳng định: Tôi không phải là người Do thái. Tôi là một người lính yêu hòa bình!”. Ngay những nhà văn thần tượng trong thời trẻ của Erich như Stefan Zweig và Thomas Mann cũng không thích tác phẩm này của Erich Remarque. Thomas Mann còn biểu lộ giận dữ vì sự ồn ào quanh tên tuổi Remarque, vì tính thụ động chính trị của nhà văn. Khi “Phía tây không có gì lạ” được xét tuyển để trao giải Nobel đã có ý kiến cho rằng Erich Remarque ăn cắp bản thảo của một đồng đội chết trận; rằng ông là kẻ phản bội tổ quốc; rằng sự nổi tiếng của ông là rẻ tiền, là ngẫu nhiên, tình cờ...



ERICH REMARQUE TRONG NHỮNG NGÀY GIÔNG BÃO “PHÍA TÂY KHÔNG CÓ GÌ LẠ”

Nếu tôi nhớ không nhầm thì tất cả  những tác phẩm văn chương  của nhà văn Đức- Erich Remarque như “Chiến hữu”, “Ba người bạn”, “Khải hoàn môn”, “Một thời để yêu, một thời để chết”, Đài tưởng niệm của by diều hâu gẫy cánh”, “Bóng tối thiên đường”… đều đã được dịch qua tiếng Việt. Và điều này lạ hơn, ngay từ thuở bom rơi đạn nổ (1964-1975) người đọc phía Bắc đã được tiếp cận với  những cuốn tiểu thuyết đậm tính chất phản chiến của nhà văn như “Phía Tây không có gì lạ”, “Ba người bạn”, “Khải hoàn môn”…
            …Vào năm 1943, theo bản luận tội của tòa án phát xít tại một nhà tù ở Berlin, Elfrida Sold- chị thợ may 43 tuổi đã bị hành quyết. Chị bị kết tôi “đã tuyên truyền một cách cuồng tín cho kẻ thù”. Một trong những kẻ luận tội thét lên: Ả này nói rằng những người lính Đức chỉ là những tấm bia thịt sống. Nước Đức nhất định sẽ thất bại. Rằng ả sẵn sàng bắn vào giữa trán Hiller. Trước tòa và ngay cả trước giá treo cổ, Elfrida luôn tỏ ra không hề run sợ. Hai mươi nhăm năm sau tên tuổi Elfrida Sold được đặt cho một đường phố tại Osnabruck, quê hương chị. Người anh cả đồng thời cũng là người anh trai duy nhất của Elfrida Sold chính là nhà văn Erich Remarque.
Remarque là họ Pháp. Cụ tổ của Erich Remarque là người Pháp, một thợ rèn, sinh tại Prussi, không xa từ biên giới Pháp-Đức và đã lấy một cô gái Đức làm vợ. Erich Remarque chào đời vào năm 1898 tại Osnabrucka. Cha của nhà văn là một người thợ đóng sách. Con của một người cha như vậy thì mọi con đường dẫn đến trường trung học đều đóng chặt trước mặt chú bé Erich Remarque. Nhưng Erich Remarque lại sinh ra trong một gia đình theo đạo Thiên chúa. Bởi lẽ đó Erich Remarque được nhận vào học tại một trường sư phạm Thiên Chúa giáo. Chàng trai đọc nhiều, yêu thích sách của Dostoievsky, Thomas Mann, Goeth, Prust, Zweig… Vào năm 17 tuổi Erich Remarque đã bắt đầu viết. Chàng trai tham gia nhóm văn học “Những ước mơ” do một nhà thơ địa phương chủ trương.
            Nhưng vị tất chúng ta biết tới tên tuổi của nhà văn Erich Remarque hôm nay, nếu vào năm 1916 ông không bị gọi vào lính. Nếu đơn vị của ông không chiến đấu ở nơi tiền duyên. Erich Remarque đã sống dở chết dở với ba năm sống dưới làm mưa đạn. Erich Remarque đã cõng nhiều chiến hữu tới trạm xá quân y. Và bản thân ông cũng đã mang ba vết thương ở tay, chân và trên cổ.
            Sau chiến tranh cựu binh nhì Erich Remarque xử sự như một gã khùng điên, chuốc lấy tiếng xấu từ miệng thế. Anh chàng mang lon trung úy, trên ngực đeo huân chương Thập tự sắt, dù anh lính cựu này chưa bao giờ được tặng thưởng huân chương. Tiếp tục trở lại trường cũ, Erich Marque dấy lên phong tráo nổi loạn của nhóm sinh viên- cựu binh do anh ta cầm đầu. Sau khi tốt nghiệp, Erich Remarque trở thành thy giáo, dy tại các ngôi trường làng, nhưng việc khởi nghiệp của anh không mấy vui vẻ, thành đạt vì “anh không có khả năng hòa hợp với những người xung quanh”, vì “phong cách khệnh khạng ta đây”. Tại ngôi nhà của cha mình, Erich Remarque tự thiết kế lấy một gian mang hình tháp, tại đấy anh ta vẽ vời, chơi đàn dương cầm, tập tọng với ý định cho in những sáng tác đầu tiên (sau này, vì ngượng Erich Remarque cho mua lại tất cả những tập sách ông đã viết, đã cho xuất bản).
            Không sống nổi bằng nghề gõ đầu trẻ ăn lương, Erich Remarque bỏ nhà ra đi. Thoạt đầu Erich Remarque sống bằng nghề buôn bán bia mộ, sau chuyển sang làm việc ở một tờ báo quảng cáo. Chàng trai sống một cuộc đời phóng đãng, săn đuổi các bóng hồng, kể cả những mệnh phụ giàu sang nhất. Anh uống như hũ chìm. Nhãn rượu Kabalos mà ta biết được qua các tác phẩm của nhà văn chính là thứ rượu mà những năm tháng này Erich Remarque ưa thích nhất.  
            Vào năm 1925, Erich Remarque tới Berlin. Tại đây, con gái của ông chủ tờ tạp chí danh tiếng “Thể thao trong tranh minh họa” say mê Erich Remarque. Cha mẹ cô gái phản đối cuộc hôn nhân của hai người. Nhưng như sự bù đắp, Erich Remarque được trao chức Tổng Biên tập của tờ tạp chí. Chả bao lâu sau Erich Remarque kết hôn với Yuta Jambon, một vũ nữ mắt to tròn, thân hình gy guộc vì mắc sơ nhiễm lao. Yuta Jambon chính là nguyên mẫu trong một số tác phẩm văn học của Remarque, trong số đó có cuốn tiểu thuyết “Ba người bạn”.
            Là nhà báo tại thủ đô, Erich Remarque xử sự hầu như muốn quên phắt đi “cuộc sống bần hàn” xưa kia. Phục sức sang trọng,mang kính một mắt, cùng với bà vợ Yuta Jambon xem hết buổi hòa nhạc này, tới vở kịch khác, ăn trưa ăn tối tại những khách sạn đắt tiền. Bỏ rất nhiều tiền ra để mua các danh tước tiếng tăm, kết thân với những tay đua xe nổi tiếng… Vào năm 1928, Erich Remarque cho xuất bản tiểu thuyết “Bến đỗ trên đường chân trời”. Theo lời của một trong những người bạn ông thì cuốn sách này chỉ dành kể về “những chiếc lò sưởi sang trọng nhất và những người đàn bà đẹp”.
            Rồi bỗng nhiên nhà văn ưa thích hào nhoáng, nổi trội ấy như bỗng nén hơi thở, chỉ cần 6 tuần lễ đã viết xong một tác phẩm về chiến tranh- cuốn tiểu thuyết “Phía tây không có gì lạ” ( sau này Erich Remarque cho rằng đây là “cuốn sách tự nó hình thành”). Ông lưu giữ bản thảo 6 tháng không giao cho nhà xuất bản. Và tự ông cũng không biết rằng ông vừa viết xong một tác phẩm chủ yếu và xuất sắc nhất trong cuộc đời mình.
            Điều này cần biết thêm, một phần bản thảo của tiểu thuyết “Phía tây không có gì lạ” Erich Remarque viết tại căn hộ người bạn gái của ông- nữ diễn viên Leni Riefenstahl, lúc đó đang không có công ăn việc làm. Năm năm sau, khi những cuốn sách của Remarque bị thiêu hủy trên các quảng trường, Rifenstam trở thành một đạo diễn phim tài liệu, tác giả của bộ phim nổi tiếng Khúc khải hoàn của ý chí” phong thánh cho Hitller và chủ nghĩa Quốc xã. (Nữ đạo diễn này vẫn sống mạnh khỏe đến tận hôm nay và mới đây xuất hiện ở Los Angeles- Mỹ. Nhóm người sủng ái Leni Riefenstahl đã tổ chức kỷ niệm sinh nhật lần thứ 95 của bà , trao cho bà huân chương. Đương nhiên việc này làm bùng nổ lên những cuộc biểu tình phẫn nộ của nhiều tổ chức người Do Thái ở Mỹ và trên thế giới… ).
            Nước Đức chiến thắng, “Phía tây không có gì lạ” của Erich Remarque trở thành một hiện tượng gây chấn động. Chỉ trong vòng một năm, sách bán hết tới 1,5 triệu bản. Từ năm 1929 trên toàn thế giới sách được in tại 43 nhà xuất bản, được dịch sang 36 thứ tiếng… Vào năm 1930 tại Hollywood, bộ phim quay theo cuốn tiểu thuyết này được trao giải Oscar. Đạo diễn phim 35 tuổi, là người gốc Ucraina tên là Lev Milstein, ở Mỹ nổi tiếng với tên khác là Lewis Milestone.
            Chủ đề ca ngợi hòa bình, phản đối chiến tranh của tác phẩm chân thực đến nghiệt ngã này không hợp khẩu vị nhà cầm quyền Đức lúc ấy. Những kẻ bảo thủ giận giữ vì thái độ anh hùng hóa của tác giả đối với những người lính đảo ngũ. Cũng vào thời điểm đó Hitler đang tập hợp lực lượng. Hitler tuyên bố Erich Remarque là người Pháp gốc Do Thái tên là Kramer ( đọc ngược mấy chữ Remarque ). Erich Remarque khẳng định: Tôi không phải là người Do thái. Tôi là một người lính yêu hòa bình!
            Ngay những nhà văn thần tượng trong thời trẻ của Erich như Stefan Zweig và Thomas Mann cũng không thích tác phẩm này của Erich Remarque. Thomas Mann còn biểu lộ giận dữ vì sự ồn ào quanh tên tuổi Remarque, vì tính thụ động chính trị của nhà văn.   
            Khi “Phía tây không có gì lạ” được xét tuyển để trao giải Nobel đã có ý kiến cho rằng Erich Remarque ăn cắp bản thảo của một đồng đội chết trận; rằng ông là kẻ phản bội tổ quốc; rằng sự nổi tiếng của ông là rẻ tiền, là ngẫu nhiên, tình cờ..
            Sách và phim mang tới cho nhà văn những khoản tiền lớn. Ông bắt đầu sưu tm những bức thảm quý và những bức tranh của các họa sỹ theo trường phái ấn tượng. Sự bận rộn, căng thẳng của cuộc gom tích này đã dẫn Erich Remarque tới mấp mé tình trạng rối loạn thần kinh. Vẫn như trước đây ông uống rất nhiều. Vào năm 1929 cuộc hôn nhân giữa nhà văn và vũ công Yuta Jambon đổ vỡ vì những cuộc xung đột thường xuyên giữa hai người. Năm sau ông thực hiện một quyết định, sau này được coi là rất đúng- nghe theo lời khuyên của một trong những người đàn bà ông yêu, một nữ diễn viên- Erich Remarque đã mua một biệt thự tại phần đất của Thụy Sỹ. Và ông cho chở toàn bộ sưu tập tranh, thảm của ông tới đó.
            Tháng Giêng năm 1933, hôm trước ngày Hitler lên cầm quyền, một người bạn của nhà văn gửi cho ông bức thư chuyển tay gồm mấy chữ sau đây: “Hãy nhanh chóng ra khỏi thành phố. Erich Remarque ngồi vào xe ô tô phóng thẳng sang Thụy sỹ. Vào tháng 5-1933 bọn phát xít mới nổi lên cho gom sách “Phía tây không có gì lạ” đem đốt tại các quảng trường vì “cuốn sách này đã phản bội lại những người lính trong Thế chiến thứ nhất và “tác giả của nó không bao lâu nữa sẽ bị tước quyền công dân Đức”.
            Sự tồn tại giữa ồn ào, ầm ĩ ở Berlin của nhà văn được thay bằng cuộc sống êm ả, tĩnh lặng tại Thụy sỹ, gần thành phố Askon.
            Erich Remarque than thở vì cảm thấy mệt mỏi. Vẫn như trước đây ông uống nhiều dù sức khỏe đã có chiều đi xuống. Nhà văn mắc bệnh phổi và đã có biểu hiện run tay…

TÔ HOÀNG

( theo “ Luận chứng & Sự kiện –LB Nga )