Dưới ánh đèn khuya khoắc lờ mờ bài thơ Vàm Cỏ Đông ra đời. Giao liên mang về Đài phát thanh giải phóng, và in báo. Bài thơ được gửi ra miền Bắc, Đài tiếng nói Việt Nam, và in trên báo Văn nghệ Hội NVVN. Nhạc sĩ Trương Quang Lục, đã phổ thành ca khúc cùng tên. Khi phát thanh lên đã gây sự chú ý của bạn bè đồng đội, đi vào lòng nhân dân. Bài thơ cũng được đưa vào sách gióa khoa cho học sinh học. Có một Cô giáo ở Thanh Hóa rất yêu bài hát này, đến nỗi bạn bè đều gọi tên cô ấy là cô Vàm Cỏ Đông. Sau ngày giải phóng cô ấy đã vượt đường sá xa xôi, lạ lẫm hành trình, thế mà cô tìm được đến cơ quan Báo Văn Nghệ giải phóng để gặp tác giả Hoài Vũ…



BÓNG HỒNG HƯ THỰC TRONG THƠ HOÀI VŨ
  
                                 XUÂN TRƯỜNG

1.     
Tôi đã từng say mê những ca khúc trữ tình mà các Nhạc sĩ đã phổ từ những bài thơ tình của nhà thơ Hoài vũ. Những câu thơ đã thấm đậm vào tâm hồn tôi, tình yêu con người, thiên nhiên, Tổ quốc, lứa đôi… Nó đã vẽ nên bức tranh hiện thực đa màu sắc của tình quê, cảnh quê, chiến tranh, chiến trường, những gian khổ ác liệt, đau thương mà thi vị một thời, nơi lưu giữ tâm hồn dân tộc qua cuộc kháng chiến chống Mỹ thống nhất đất nước của nhân dân ta, mà nhà thơ Hoài Vũ là một nhân tố tích cực trong thế hệ dấn thân yêu đời đã làm nên kỳ tích ấy.
Anh sinh vào năm 1938, trên mảnh đất miền Trung thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Anh đã theo học trường Thiếu sinh quân Liên khu 5, với tên thật là Nguyễn Đình Vọng. Năm 1954 tập kết học sinh ra Bắc, anh đã học trung học, rồi sang học tại đại học Bắc Kinh Trung Quốc. Về nước anh công tác tại Khoa báo chí trường Tuyên huấn trung ương. Năm 1963 tại khoa báo chí anh được biên chế vào đoàn Văn nghệ sĩ báo chí tăng cường vào miền Nam cùng với các nghệ sĩ Hồng Sến, Kim Chi v.v... vào thẳng chiến trường Nam bộ.  Năm 1964 anh công tác tại Long An, địa bàn hoạt động giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Thời kỳ này, chiến trường Long An rất căng thẳng và ác liệt, tàu giặc chạy rầm rập tuần tra trên sông. Giao liên đưa đội công tác qua sông lọt qua những khoảng trống của các tàu giặc. Gian khổ vô cùng như vậy mà nhà thơ Hoài Vũ vẫn mê say sáng tác. Anh đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong kháng chiến và sau ngày thống nhất đất nước như: Uỷ viên thường trực Tiểu ban văn nghệ Khu Sài gòn – Chợ lớn – Gia định, Uỷ Viên thường trực Hội văn nghệ giải phóng miền Nam, Tổng biên tập Báo văn nghệ giải phóng, Uỷ viên ban biên tập Tuần báo văn nghệ, Phó giám đốc nhà xuất bản Tác phẩm Mới (Hội nhà văn Việt Nam), Uỷ viên ban chấp hành Hội nhà văn tp Hồ Chí Minh. Tổng Biên tập Báo Sài gòn giải phóng (tiếng Hoa), Tổng biên tập tạp chí, Nhịp sống Sài Gòn, Chủ biên tạp chí văn học Hoa văn Việt Nam.

                               


2.     
Thấp thoáng bóng hồng qua hành trình chinh chiến – Câu thơ thăm thẳm lòng người. Có một lần được giao liên đưa qua sông Vàm Cỏ Đông, lên bờ trời đã khuya, tàu địch lại ráo riết lục lạo, truy tìm, nên anh phải lưu lại trong một chòi vịt của dân. Dưới ánh đèn khuya khoắc lờ mờ bài thơ Vàm Cỏ Đông ra đời. Giao liên mang về Đài phát thanh giải phóng, và in báo. Bài thơ được gửi ra miền Bắc, Đài tiếng nói Việt Nam, và in trên báo Văn nghệ Hội NVVN. Nhạc sĩ Trương Quang Lục, đã phổ thành ca khúc cùng tên. Khi phát thanh lên đã gây sự chú ý của bạn bè đồng đội, đi vào lòng nhân dân. Bài thơ cũng được đưa vào sách gióa khoa cho học sinh học. Có một Cô giáo ở Thanh Hóa rất yêu bài hát này, đến nỗi bạn bè đều gọi tên cô ấy là cô Vàm Cỏ Đông. Sau ngày giải phóng cô ấy đã vượt đường sá xa xôi, lạ lẫm hành trình, thế mà cô tìm được đến cơ quan Báo Văn Nghệ giải phóng để gặp tác giả Hoài Vũ. Đợi lâu không gặp được do anh đi công tác. Cô ra về và để lại cho anh một bức thư nói lên lòng ái mộ của mình đối với bài thơ và tác giả. Anh hạnh phúc vô cùng và gửi thư cảm ơn tấm lòng của cô giáo ấy. Bước chân anh đã dọc con sông Vàm Cỏ Đông, bóng hồng của cô gái miền hạ đã lưu dấu mãi trong tâm hồn anh, khi về miền thượng, nhớ miền hạ nhưng thời chiến tranh địch chia cắt đâu dễ gặp được. Năm 1971 bài thơ “Anh ở đầu sông em cuối sông” ra đời. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã phổ thành ca khúc cùng tên. Bài hát đã gây chấn động dữ dội, nhiều ca sĩ hát trên các đài trung ương và địa phương, với những câu điêng điếng lòng người “Anh ở đầu sông em cuối sông / Uống chung dòng nước Vàm Cỏ Đông / Thương nhau đã chín ba mùa lúa / Chưa ngày gặp lại nhớ mênh mông … Năm 1968 anh theo chân bộ đội vào cánh Sài Gòn, trên đường đi bị sốt anh phải nằm lại trạm, được cô giao liên tên là Lan chăm sóc tận tụy, bắt cá nấu cháo bồi dưỡng cho anh, móc võng nằm cạnh anh giữa rừng tràm xanh tốt ngát hương, để động viên cho anh mau bình phục. Sau khi tham gia chiến dịch Mậu Thân trở ra đường cũ, nhìn thấy cảnh rừng tràm tan hoang không còn gì, gặp hai cô gái anh nhận ra ngay. Anh hỏi cô Lan hai cô ấy trả lời trong sụt sùi nước mắt: Lan đã hy sinh trong khi đưa anh qua sông trở về bị máy bay địch bắn chết dưới gốc cây tràm. Bài thơ đi trong hương tràm anh viết cho Lan, ra đời năm 1971. Bài thơ đã có những câu xé gan, đứt ruột như: ….. Em gửi gì trong gió trong mây / Để sáng mai lên Vàm Cỏ Tây / Hoa tràm e ấp trong vòm lá / Mà khắp trời mây hương tỏa bay / Dù đi đâu và xa cách bao lâu / Dù gió mây kia đổi hướng thay màu / Dù trái tim em không trao anh nữa / Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau … Sau đợt hai Mậu Thân anh vượt qua lộ 10 để về căn cứ. Ở địa phương đang mùa gặt, trời gần sáng, mập mờ anh không biết được những chiếc xe thiết giáp của đich ngụy trang dưới những đống rơm khi băng qua lộ địch đã bắn xối xả. Anh đã chạy thục mạng qua lau lách, bãi mía và các bụi rậm, cả thân hình đều trầy xước, dập bầm tứa máu vô cùng đau đớn thế mà vẫn chạy. Cuối cùng anh đã lạc vào một ấp chiến lược rồi dừng chân trước một căn nhà có hai cô gái. Anh đã gõ cửa xin vào tá túc, bỗng một cô gái lên tiếng: anh là ai mà giờ này gõ cửa, anh không nghe tiếng súng ngoài kia sao, tui biết anh là ai mà mở cửa, anh đã trả lời: thưa cô chính tôi là người trong cuộc đang bị tiếng súng truy sát. Do dự một hồi cô gái mở cửa cho anh vào, hai chị em đã bắt tay ngay vào việc chăm sóc các vết thương trên mình anh. Anh đã nói thật, cô gái bảo thôi đúng là mấy anh rồi, vừa băng bó cô vừa khóc. Anh thật may phước đã vào trúng một gia đình cơ sở Cách mạng. Các vết thương anh còn đau đớn nhưng đây là ấp chiến lược làm sao ở lâu, cô gái đành phải lo lấy quần áo của đứa em mặc vào cho anh, rồi đưa anh đi. Hôm ấy chia tay vào buổi chiều gần tối, trên lối mòn, đi có hoa khế rụng đầy. Bài thơ Chia Tay hoàng hôn của anh đã ra đời và được Nhạc sĩ Thuận Yến phổ thành ca khúc cùng tên, khi các ca sĩ hát lên đã làm lay động lòng người với những câu thơ thật trữ tình như: Tôi phải về thôi xa em thôi / xa hàng cây nơi hò hẹn ta ngồi / Giọt nắng cuối ngày rơi trên tóc / Mà lời từ biệt ở trên môi…  Hai cô gái ấy, một cô hy sinh, một cô còn sống (anh đã tinh tế bảo tôi đừng viết tên thật vì nay ai nấy đều có gia đình). Một lần anh xuống địa bàn tổ chức trại viết văn cấp tỉnh, trại có 25 người sau này đều hy sinh hết, có một cô gái giúp anh mở trại sáng tác giữa lòng bưng, cô chuyển bài và trả lại bài anh đã chấm cho học viên. Cô gái ấy trồng rau muống, cô làm vòm che rau, sáng nào cô cũng đi tưới rau ngang qua nơi anh ở. Cô đẹp quá anh bâng khuâng. Hôm nào cô tưới nhẹ, thì anh ra vườn nhìn dấu chân cô, hôm nào cô tưới mạnh thì dấu chân cô bị mờ đi, anh không nhìn được nên buồn. Anh làm bài thơ ‘Dấu chân em đâu’ kèm vào bài vỡ của học viên đưa cho cô, đưa bài thơ rồi trồng ngực đánh thình thịch. Ngày sau không thấy cô ra tưới rau muống. Hỏi thăm bà hàng xóm mới biết đêm qua cô nhận bài thơ rồi khóc sướt mướt: Chiều nay ra vườn rau / Muống lên xanh một màu / Đất ấm tình người xới / Mà dấu chân em đâu? / Đất vui nhiều lắm đất / Nhớ chia ta một phần / Để tim này như đất / Được in lên bàn chân / …. /  Chiến trường xa khó gặp / Giữ giùm dấu chân nhau. Sau này cô bị địch bắt trong một trận càn. Năm 1975 có người báo cho anh biết, cô còn sống và ở Côn Đảo đã trở về. Gặp anh cô giao lại bài thơ, cô đã giữ qua bao năm tù đày đã vàng úa, làm anh xúc động vô cùng. Có lẽ sông Vệ và sông Trà đã hòa vào sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây làm thành một chất liệu cho thơ Hoài Vũ nhẹ nhàng mà thăm thẳm lòng người./.