Thử hỏi có kẻ cướp nào xông vào nhà người ta rồi la lối đây là nhà tôi không? Và cũng thử hỏi có quốc gia nào như Việt Nam, người láng giềng cậy to cậy khỏe bỗng một ngày mang đồ đạc, gậy gộc, tàu bè đến nằm chình ình ngay trong sân nhà mình rồi la hét, rồi phá quấy, đâm cái này, chọc cái kia mà vì đại cuộc, vì những điều xa xôi , ta vẫn cố giữ hòa khí , vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt thay vì theo lệ thường xưa nay, một hành vi trắng trợn như thế ắt sẽ phải trả giá ngay. Một sự nhún nhường đáng thán phục. Một năng lực ôn hòa chỉ có ở một  dân tộc có  nền văn hóa vượt trội. Vậy mà, để biện minh cho hành động này, người lãnh đạo cao nhất của họ lại dám vỗ ngực xưng xưng: “Không, người Trung Quốc chúng tôi không có gien xâm lược”.



BIỂN ĐÔNG VÀ TÂM SỰ NGƯỜI LÍNH GIÀ

CHU LAI

Trong lịch sử bang giao giữa các quốc gia trên thế giới, đúng là tôi chưa thấy một nước nào vừa ăn cướp vừa la làng như quốc gia mang tên Trung Quốc này, tất nhiên là giới cầm quyền chứ không phải nhân dân. 
Ngay từ cuộc xung đột biên giới phía bắc năm 1979 do Trung Quốc khởi hấn, là người lính cầm bút  theo sát bộ đội đặc công dù ở mặt trận Cao Bằng, khi tại cái pháo đài cổ vừa bị họ chiếm đóng ấy, tôi sững sờ khi được chứng kiến một buổi kết nạp đảng của họ. Giống  hoàn toàn buổi  lễ kết nạp đảng của ta, cũng giơ nắm tay trái lên thế, cũng Quốc tế ca, chỉ khác tiếng nói và bài Đông Phương Hồng. Và tôi biết rằng ở họ, từ trong cắn cốt đã có cái gì phản trắc  không ổn.

Để đến bây giờ thì không ổn thật. Họ đã hiện nguyên hình là một kẻ có hành vi  ngông cuồng, lì lợm, bất chấp tất cả công lý, đạo lý và pháp lý về chủ quyền lãnh thổ của nước khác. Đã thế họ còn lớn giọng đến không tin nổi “không, biển ấy, nước ấy là của tôi, của lịch sử nước tôi, chúng tôi có quyền ra vào làm gì thì làm, thoải má”i. Dàn khoan ư? Chuyện bình thường, chuyện vặt. 
Thử hỏi có kẻ cướp nào xông vào nhà người ta rồi la lối đây là nhà tôi không? Và cũng thử hỏi có quốc gia nào như Việt Nam, người láng giềng cậy to cậy khỏe bỗng một ngày mang đồ đạc, gậy gộc, tàu bè đến nằm chình ình ngay trong sân nhà mình rồi la hét, rồi phá quấy, đâm cái này, chọc cái kia mà vì đại cuộc, vì những điều xa xôi , ta vẫn cố giữ hòa khí , vẫn ngậm bồ hòn làm ngọt thay vì theo lệ thường xưa nay, một hành vi trắng trợn như thế ắt sẽ phải trả giá ngay. Một sự nhún nhường đáng thán phục. Một năng lực ôn hòa chỉ có ở một  dân tộc có  nền văn hóa vượt trội. 

Vậy mà, để biện minh cho hành động này, người lãnh đạo cao nhất của họ lại dám vỗ ngực xưng xưng: “Không, người Trung Quốc chúng tôi không có gien xâm lược”. Vậy thì thử hỏi những ngày tháng 5-2014 người của các ngài làm đủ trò đủ vẻ mà chỉ có phường thảo khấu, hải tặc mới có thể làm như thế trên vùng biển hiền hòa của Việt Nam, thì là các ngài đang mang thứ gien gì ? Và thử hỏi hàng ngàn năm qua, cả dân tộc Việt Nam phải luôn chiến đấu và chiến thắng vó ngựa xâm lăng của người Trung Hoa thì chúng tôi có gien xâm lược chăng? Một câu nói rất tùy tiện của một hệ tư duy rất bá quyền không thể chấp nhận được.
Dân tộc Việt Nam  bao giờ cũng lấy hai chữ hòa hiếu làm đầu. Phải chăng đau thương lắm nên vị tha nhiều. Việt Nam chúng tôi đã vị tha, đã thể tất, đã nín nhịn từng phút từng giây để mong Trung Quốc thấy hổ thẹn, thấy quá lố mà nghĩ lại và khi đã ngĩ lại rồi, đã rút giàn khoan về rồi thì chúng ta lại là bạn như bao lâu nay chúng ta vẫn là bạn. Mà, nếu nói theo cách nói của vị nguyên thủ ấy thì, truyền thống người Việt Nam chúng tôi không có gien phản bạn. Kể cả anh bạn đó đôi khi cũng trái gió trở trời. Bởi triết lý của tổ tiên chúng tôi là Một điều nhịn chin điều lành. Nhưng càng nhịn thì càng không lành khi các vị liên tục lấn tới, liên tục đe dọa, uy hiếp chúng tôi bằng đủ những trò tinh vi, hiểm ác nhất. Các vị muốn đưa chúng tôi vào bẫy, buộc chúng tôi phải phát khùng lên một khi không còn kiềm chế được để các vị lấy đó làm nguyên cớ mà mở cuộc xung đột mang màu sắc chiến tranh ư?

Cây muốn lặng mà gió chẳng đừng. chúng tôi nhịn không phải vì chúng tôi hèn, chúng tôi sợ mà nhịn vì chúng tôi là một dân tộc biết điều. Nhưng thưa các ngài, một khi cái nhịn đó, cái biết điều cao thượng đó bị các ngài coi thường, xúc phạm, dồn đến chân tường thì câu trả lời của chúng tôi thuộc về nhân dân, thuộc về lịch sử mà hàng ngàn năm nay đã biết kiêu hãnh trả lời chắc các ngài còn nhớ. 
Bởi người Việt Nam có thể bỏ qua được mọi điều nhưng nếu một ai, một thế lực nào dám động chạm đến bàn thờ ông bà, đến phẩm hạnh dân tộc thì người Việt Nam sẽ rất biết các trả lời và trả lời có hiệu quả.
Trộm nghĩ, tất cả đều chưa muộn. Rút dàn khoan về lúc này là hợp lý. Cái dàn khoan khổng lồ ấy, xét đến cùng nó là một cái mụn ghẻ trong mối bang giao giữa hai nước. Mà đã là mụn ghẻ, thì một khi kẻ sinh ra nó không tự kéo nó đi thì người sở tại sẽ có cách bứng nó đi.
 Khi đó, và ngay bây giờ, bằng sự xâm lược đến trơ tráo của mình, chính các ngài đã biến đất nước mình thành sự điếm nhục của lịch sử, thành nỗi cô độc thảm hại trước cảm nhận của mọi quốc gia. Mà đã cô độc rồi thì các ngài biết chơi với ai trên hành tinh này.

Xin cám ơn những người bạn có lương tri trên khắp thế giới đã biết chia sẻ đúng lúc những cố gắng phi thường của việt Nam và biết căm phẫn đúng độ trước những động thái ngày một leo thang của kẻ mang tham vọng làm sen đầm biển Đông. Những người tử tế, lương thiện vẫn còn nhiều, rất nhiều. Việt Nam không đơn độc vì Việt Nam có chính nghĩa. Việt Nam không cực đoan dân tộc vì Việt Nam biết lấy đối thoại, lấy lòng tin làm điểm tựa.

Những ai đã trả qua những năm tháng kháng chiến xa xưa chắc hẳn còn  nhớ những câu khẩu hiệu hiện trên Băng rôn, trên tường nhà, nơi công sở, giữa thành cầu với dòng chữ tươi rói:” Tình hữu nghị Việt – Trung  đời đời bền vững”. Vâng, những dòng chữ đó thời điểm ấy là không hề giả dối, là vô cùng chân thật và cho đến lúc này người Việt Nam vẫn mong muốn nó là chân thật song một khi phía bên kia không còn chân thật nữa thì câu khẩu hiệu bỗng thành hết sức viển vông. Việt Nam không thể đánh đổi bản chất chủ quyền để lấy một thứ hữu nghị viển vông như thế. Máu và nước mắt không thể đổi bằng nước bọt. Sự chân thật không thể đổi lấy sự giả dối. Lịch sử Việt Nam, dân tộc Việt Nam bằng chính những chặng đường gian truân của mình đã hiểu điều đó, rất biết điều đó để hôm nay, muôn đời con cháu không thể viển vông.Viển vông lúc này là có tội, một cái tội không thể tha thứ.  

Tới đây, Trung Quốc có thể giàu hơn, có thể thành siêu cường kinh tế số 1 của nhân loại, đâu có sao,  nhưng bằng những hành động phi nhân, phi đạo vừa rồi trên sóng nước biển Đông thì hình ảnh một đất nước Trung Quốc sẽ bị méo đi, hạ thấp xuống biết chừng nào. Cái giá đó ngàn năm không trả được. 

Và tôi, một người lính, một người cầm bút, tôi tán thành cách hành xử của đất nước tôi, của nhân dân tôi, trong thời gian nhạy cảm và không kém hiểm nghèo vừa qua, song nếu điều tồi tệ nhất xảy ra, chắc chắn tôi cũng sẽ có mặt cùng với đồng đội tôi, nhân dân tôi ở những điểm đòi hỏi chí quả cảm và lòng tự trọng nhất. 

Nhân dân việt Nam, dân tộc việt Nam đã  quá thấu hiểu cái giá vô cùng đắt  phải trả cho một cuộc chiến nhưng không phải vì cái đắt đó mà  cúi đầu cho kẻ khác làm nhục. Điều đó còn đắt hơn. 90 triệu dân Việt chắc cùng đồng lòng như thế. Và cũng đã từng đồng lòng như thế trong lịch sử dựng nước và giữ nước vẻ vang, hiển hách,./


“Chúng tôi luôn mong mun hòa bình, hu ngh nhưng phi trên cơ s bo đm đc lp, t ch, ch quyn, toàn vn lãnh th, vùng bin, và nht đnh không chp nhn đánh đi điu thiêng liêng đ nhn ly mt th hòa bình, hu ngh vin vông, l thuc nào đó” - Th tướng Nguyn Tn Dũng đã tr li báo chí quc tế ti Manila (Philippines) ngày 21.5